Top 10 Trang Web Cá Độ Bóng Đá Thể Thao Uy Tín 2023 nền tảng

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Trả lời:

Ngày trả lời: 12/05/2017 11:02 | Lượt xem: 11

Khoản 1 Điều 41 quy định:
 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.”
Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì anh sẽ được toạn hoãn gọi nhập ngũ.
 Hiện nay, thời điểm gọi nhập ngũ đợt tháng11 năm 2015 để phục vụ cho đợt tuyển quân năm 2016 nên sẽ áp dụng điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015( có hiệu lực từ ngày 1/1/2016).

Trả lời:

Ngày trả lời: 12/05/2017 11:00 | Lượt xem: 8

Các trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân, trên thực tế, có thể được xếp thành ba nhóm.

- Vợ hoặc chồng chết hoặc bị tuyên bố là đã chết (gọi chung là chết);

- Vợ và chồng ly hôn;

- Vợ và chồng không sống chung nhưng không tiến hành thủ tục ly hôn. 

Trong trường hợp thứ ba, luật Việt Nam vẫn xem các đương sự là vợ và chồng hợp pháp và vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau. Riêng nghĩa vụ nuôi dưỡng, trong những hoàn cảnh đặc thù, có thể được chuyển thành nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trong hai trường hợp đầu, vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng trở thành người độc thân sau khi hôn nhân chấm dứt và có quyền kết hôn với người khác. Thế nhưng, khác với vợ (chồng) ly hôn, vợ chồng còn sống sau khi hôn nhân chấm dứt do có người chết còn mang thêm tư cách vợ (chồng) góa và chính tư cách này khiến cho người còn sống có một số quyền được thừa nhận, trong tục lệ hoặc trong luật, mà người ly hôn không có:

 - Tục lệ nói rằng người vợ góa không kết hôn lại có quyền tiếp tục mang tên, thậm chiï cả tên và họ của người chồng đã chết. Nói chung, tục lệ quan niệm rằng hôn nhân chấm dứt theo luật khi vợ hoặc chồng chết, nhưng chỉ thực sự chấm dứt trên thực tế khi người còn sống kết hôn với người khác.

- Luật thừa nhận rằng khi vợ hoặc chồng chết, thì chồng  hoặc vợ còn sống có quyền hưởng di sản theo pháp luật với tư cách là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất. Trong trường hợp người chết lập di chúc giao tài sản của mình cho người khác, thì vợ hoặc chồng còn sống có quyền hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc và được luật cho phép nhận một phần di sản bằng 2/3 suất thừa kế được hưởng trong trường hợp toàn bộ di sản được chuyển giao theo pháp luật.

- Các hệ quả về tài sản liên quan đến vợ hoặc chồng còn sống trong trường hợp hôn nhân chấm dứt do có người chết là một đề tài rất lớn sẽ được nghiên cứu riêng. Sự duy trì quan hệ hôn nhân, chấm dứt về mặt pháp lý sau khi có một người chết, trong tâm trí của người còn sống, về phần mình, không phải là chủ đề của Top 10 Trang Web Cá Độ Bóng Đá Thể Thao Uy Tín 2023 luật. 

Trả lời:

Ngày trả lời: 12/05/2017 10:58 | Lượt xem: 5

- Về đối tượng gọi nhập ngũ
Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định độ tuổi gọi nhập ngũ:
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự: 
Điều 9 Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP Hướng dẫn việcthực hiện nghĩa vụ quân sự:
 “1. Căn cứ phân loại sức khoẻ: Theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Bảng số 1, Bảng số 2, Bảng số 3, Phụ lục I Thông tư này. 
2. Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sĩ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sĩ sẽ cho điểm vào cột “điểm”; ở cột “lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó;
ở cột “ký”, bác sĩ khám phải ký và ghi rõ họ tên.

b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn).
c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận.
d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe đư­ợc đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng khám; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe đư­ợc đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.
4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.
5. Một số điểm cần chú ý:
a) Khi đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở điểm lớn nhất thì cũng phải viết chữ “T” vào phân loại sức khỏe.
b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn.
c) Nếu vẫn chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám với tính chất là ngoại chẩn. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp thật cần thiết.
d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.”
Theo quy định này, anh có thể tham khảo phụ lục 1 quy định tiêu chuẩn về thể lực  tại Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP Hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện để đối chiếu với trường hợp của mình.
- Về tạm hoãn gọi nhập ngũ
 Khoản 1 Điều 41 quy định:
 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.”
Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì anh sẽ được toạn hoãn gọi nhập ngũ.
 Hiện nay, thời điểm gọi nhập ngũ đợt tháng11 năm 2015 để phục vụ cho đợt tuyển quân năm 2016 nên sẽ áp dụng điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015( có hiệu lực từ ngày 1/1/2016).

Trả lời:

Ngày trả lời: 12/05/2017 10:55 | Lượt xem: 5

1. Di chúc miệng : Di chúc miệng hay còn gọi là chúc ngôn là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết.

 chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được ( bị bệnh nguy kịch sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết..). Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày  kể từ ngày tuyên bố ý chí, di chúc phải công chứng hoặc chứng thực. Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. (Điều 651 Bộ luật dân sự 2005).

Bộ luật dân sự Nhật Bản cũng có quy định về di chúc miệng. Điều 976 có quy định: Trong trường hợp một người đang đứng trước sự nguy hiểm của cái chết do bệnh tật hay do nguyên nhân khác muốn lập di chúc, thì có thể làm việc đó trước sự có mặt của ít nhất 3 nhân chứng bằng cách đọc miệng nội dung của di chúc cho một người trong số họ. Trong trường hợp này người được đọc cho nghe phải ghi chép và từng nhân chứng phải kí tên đóng dấu vào đó sau khi tin chắc văn bản được chép đúng. Bản di chúc trên sẽ không có hiệu lực nếu không có ai trong số nhân chứng hoặc người liên quan yêu cầu Tòa hôn nhân và gia đình xác nhận di chúc đó trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày lập di chúc.Tòa hôn nhân và gia đình có thể không xác nhân di chúc đó chừng nào chưa tin chắc rằng nó phản ánh ý muốn thực sự của người lập di chúc. Di chúc này sẽ không có hiệu lực nếu người lập di chúc sống thêm 6 tháng nữa kể từ thời điểm người này có thể lập được di chúc dưới dạng thông thường ( Điều 978 Bộ luật dân sự Nhật Bản). Có thể thấy rằng những quy định của Bộ luật Dân sự của Nhật Bản về di chúc miệng có phần chặt chẽ hơn quy định về di chúc miệng của pháp luật Việt Nam.

Khác với quy định bộ luật dân sự Việt Nam, Bộ luật dân sự Pháp không thừa nhận di chúc miệng. Theo luật Pháp hình thức di chúc bao gồm 3 dạng là: di chúc viết tay, công chứng thư và di chúc bí mật (Điều 969).

2. Di chúc bằng văn bản: là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy, in) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định của pháp luật, tất cả các di chúc được thể hiện bằng hình thức văn bản phải đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung, đồng thời mỗi hình thức cụ thể của di chúc viết phải tuân theo một trình tự tương ứng. Để bản di chúc thể hiện dưới hình thức bằng văn bản có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể, người lập di chúc cần phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung đối với mọi di chúc viết như sau:

- Di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc

Đây là một nội dung hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định tính hiệu lực của di chúc, vì thông qua ngày, tháng, năm lập di chúc sẽ xác định được tại thời điểm đó người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt hay không… Mặt khác, trong trường hợp người quá cố để lại nhiều bản di chúc thì sẽ căn cứ vào ngày tháng năm trong di chúc để chúng ta xác định đâu là biểu hiện ý chí sau cùng của người chết và là di chúc có hiệu lực pháp luật. Vì theo quy định tại khoản 5 điều 667 BLDS thì “khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật” do vậy tất cả những bản di chúc lập trước đều bị hủy bỏ. Bản di chúc sau cùng thể hiện ý chí sau cùng mới có hiệu lực pháp luật.

-    Di chúc phải ghi rõ họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc

Theo quy định của pháp luật thì địa điểm mở thừa kế, thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi có tranh chấp đều được xác định thông qua nơi cư trú của người lập di chúc do đó di chúc phải xác định rõ nơi cư trú của người lập di chúc là một yêu cầu quan trọng. Hơn nữa do di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của một bên chủ thể trong một giao dịch dân sự nên cần phải ghi rõ họ tên đầy đủ của người thể hiện ý chí đó.

-    Di chúc phải ghi rõ họ, tên người, tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản

Khác với những người hưởng thừa kế theo pháp luật là những người nằm trong diện, hàng thừa kế có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật trong khi những người được hưởng thừa kế theo di chúc lại không bị giới hạn phạm vi như trên. Những người được hưởng thừa kế theo di chúc cũng có thể là tổ chức, cá nhân bất kì, bằng ý chí của mình lập di chúc có thể định đoạt cho bất kì ai hưởng di sản của mình.   

-    Di chúc phải ghi rõ di sản và nơi có di sản

Di sản thừa kế chỉ là những di sản thuộc sở hữu của người chết, và chỉ với những tài sản thuộc sở hữu của mình thì người lập di chuc mới định đoạt người thừa kế. Do vậy nếu di sản được ghi rõ ràng trong di chú sẽ giúp chúng ta xác định được người lập di chúc họ có những tài sản nào và được phân định ra sao.

+ Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 điều 633 BLDS có quy định: “… nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản” nên việc ghi rõ nơi có di sản là rất cần thiết, hơn nữa nhờ vào địa điểm ghi trong di sản mà những người được thừa kế dễ dàng xác định được địa điểm tồn tại của di sản sau khi người lập di chúc chết.

-    Di chúc phải ghi rõ việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ

Theo nguyên tắc chung, tất cả những người hưởng di sản thừa kế đều phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trên cơ sở tương ứng với kỉ phần tài sản mà họ được hưởng. Ngoài ra việc giao nghĩa vụ cho những người thừa kế là một trong những quyền định đoạt của người lập di chúc. Vì vậy trong di chúc, người lập di chúc có thể giao nghĩa vụ riêng cho từng người được hưởng thừa kế để họ thực hiện, người lập di chúc phải ghi rõ cơ quan cá nhân tổ chức nào thực hiện nghĩa vụ mà người chết để lại. Tuy nhiên nếu trong di chúc mà không có sự định đoạt nghĩa vụ riêng cho từng người thì tất cả những người hưởng thừa kế sẽ cùng nhau thực hiện nghĩa vụ mà người lập di chúc để lại.

-    Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.   

Do di chúc là sự thể hiện ý chí của người chết, vì vậy để di chúc được rõ ràng cụ thể, tránh sự tranh cãi giữa những người thừa kế về sau này thì người lập di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu để biểu đạt ý chí của mình. 

Ngoài ra pháp luật còn quy định để đảm bảo tính khách quan và chính xác cho bản di chúc và ý chí của người lập trong trường hợp bản di chúc có nhiều trang thì pháp luật yêu cầu người lập di chúc phải đánh số trang theo thứ tự và phải kí hoặc điểm chỉ vào từng trang của di chúc nhằm tránh tình trạng người khác thêm, bớt, giả mạo hoặc thay thế từng trang của di chúc làm sai lệch ý chí của người lập di chúc.

Di chúc bằng văn bản gồm các loại sau:

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Loại di chúc này được quy định tại Điều 655 Bộ luật dân sự 2005: “Người lập di chúc phải tự viết tay và kí vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của bộ luật này”.

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ kí, điểm chỉ của người lập di chúc và kí vào bản di chúc. Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của bộ luật này”( Điều 655).

+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhân của công chứng nhà nước (quy định cụ thể tại Điều 658)

+ Ngoài ra, theo Điều 660 Bộ luật dân sự 2005 còn quy định một số  di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đã được chứng nhận, chứng thực. Pháp luật dân sự Việt Nam đã dự liệu các trường hợp người lập di chúc không thể đến các cơ quan công chứng hoặc UBND để chứng thực, chứng nhận di chúc, thì nhứng người có thẩm quyền chứng nhận theo quy định tại Điều 660 của Bộ luật dân sự 2005 như sau:

-    Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng chứng thực

Xuất phát từ lí do do người lập di chúc là quân nhân đang làm nhiệm vụ, đóng quân ở xa nơi công chứng, chứng thực hoặc do nhiệm vụ đặc biệt. Mặt khác quyền lập di chúc là quyền luôn được pháp luật ưu tiên và đảm bảo thực hiện vì vậy với những lí do chính đáng mà cá nhân không thể lập di chúc theo thủ tục chứng thực thì di chúc của họ chỉ cần có xác nhận là vẫn có hiệu lực pháp luật.

-    Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó

 

Quy định này mang tính chất dự phòng do đặc thù của 2 loại phương tiện trên khiến cho những hành khách trên phương tiện không có khả năng tiền hành công chứng và chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền được khi mà hai phương tiện này chưa cập cảng hoặc hạ cánh. Do vậy trong trường hợp cá nhân đang đi lại hoặc làm việc trên 2 phương tiện này nếu có nhu cầu làm di chúc thì chỉ cần cơ trưởng hoặc thuyền trưởng có thẩm quyền xác nhận di chúc trong lúc máy bay chưa hạ cánh hoặc tàu biển chưa cập bến là bản di chúc đó cũng được thừa nhận và có hiệu lực pháp luật.

-    Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dướng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.

Khi đã nằm viện hoặc ở trong cơ sở chữa bệnh thì họ có thể bị ốm đau bệnh tật, vì vậy khi có nhú cầu lập di chúc thì dù cơ sở chữa bệnh hoặc bệnh viện có gần cơ sở công chứng, chứng thực nhưng họ cũng không thể đến để yêu cầu công chứng chứng thực di chúc được do vậy nếu di chúc trong hoàn cảnh trên thì chỉ cần có xác nhận của người phụ trách bệnh viện hoặc cơ sở chữa bệnh tại nơi họ đang điều trị.

-    Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị

Do yêu cầu công việc mà nhiều người đang phải làm việc ở những nơi mà điều kiện cho việc công chứng, chứng thực gặp nhiều khó khăn. Công việc tại vùng rừng núi hải đảo không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi, thuyền xuyên phải đối mặt với nguy hiểm. Vì thế, pháp luật đã quy định trong điều kiện trên nếu cá nhân muốn lập di chúc thì chỉ cần có xác nhận của Tổ trưởng tổ công tác hoặc Trưởng nhóm nghiên cứu là được.

-    Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước đó

Để đảm bảo cho tất cả mọi công dân được bình đẳng thực hiện quyền như nhau thì những công dân Việt Nam đang làm việc, sinh sống, học tập ở nước ngoài cũng có quyền lập di chúc và chỉ cần có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giaio của Việt Nam ở nước đó là có hiệu lực pháp luật.

-    Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.Do tính chất của hoạt động tố tụng nên những người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không thể tự do đi lại được. Vì thế nếu những người này muốn lập di chúc thì chỉ cần trong di chúc có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó là có giá trị pháp lý.

Trả lời:

Ngày trả lời: 12/05/2017 10:50 | Lượt xem: 6

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g, Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;”

Trả lời:

Ngày trả lời: 12/05/2017 10:47 | Lượt xem: 9

Trả lời: Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

- Mục đích: chỉ vì các lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác;

- Không có điều kiện;

- Không có điều kiện mà chỉ do nhu cầu của người nhờ mang thai hộ.

 

Mang thai hộ là một thành tựu Top 10 Trang Web Cá Độ Bóng Đá Thể Thao Uy Tín 2023 trong lĩnh vực y học đã và đang là mối quan tâm của nhiều người trong xã hội. Song để vấn đề này phát triển đúng hướng, đúng ý nghĩa xã hội, thì pháp luật cần phải điều chỉnh quan hệ này một cách kịp thời, cụ thể, tránh hiện tượng lạm dụng đi ngược lại bản chất xã hội của mang thai hộ và quan trọng nhất là tránh những tranh chấp có thể phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ này.

Trả lời:

Ngày trả lời: 11/05/2017 15:47 | Lượt xem: 13

1. Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Trả lời: (Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2015)
Nam đủ 17 tuổi, nữ đủ 18 tuổi
3. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h, phạt tiền từ:
Trả lời: (điểm a khoản 3 điều 5 nghị định Số: 46/2016/NĐ-CP)
600.000đ – 800.000đ

Trả lời:

Ngày trả lời: 11/05/2017 15:43 | Lượt xem: 16

1. Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết, phạt tiền từ:
Trả lời: (điểm d khoản 1 Điều 5 nghị định Số: 46/2016/NĐ-CP)
100.000đ – 200.000đ
2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực ngày, tháng, năm nào?
Trả lời: Điều 132:  hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.